BÚN QUA CẦU (过桥米线)
Có thể nói Côn Minh thủ phủ của tỉnh Vân Nam vừa là thành phố của mùa xuân, của hoa, vừa là thành phố của ẩm thực. Những món ăn ở đây rất đa dạng, nhiều chủng loại, của nhiều dân tộc, cũng như nhiều quốc gia khác nhau. Món ăn truyền thống nổi tiếng nhất ở Côn Minh (Vân Nam nói chung) mà ai đi về cũng nhắc đến là món Bún qua cầu (过桥米线).
Khi món này bắt đầu được đưa ra, không gian cả khán phòng bỗng tối lại, trên sân khấu màn chiếu từ từ hạ xuống và huyền thoại về món bún này được kể bằng hình ảnh qua một đoạn phim hoạt hình ngắn có phụ đề tiếng anh.
Chuyện kể lại rằng, huyện Mông Tự – tỉnh Vân Nam có một thư sinh rất thông minh tuấn tú nhưng thích đi rong chơi và không chuyên tâm học hành. Anh ta có một người vợ xinh đẹp và một cậu con trai còn thơ dại và một ngôi nhà ở bên bờ hồ. Hai vợ chồng rất yêu nhau nhưng người vợ thấy anh chồng không có chí học hành nên rất lo lắng. Một ngày, người vợ nói với chồng: “Anh cả ngày lo chơi bời, không chịu dùi mài kinh sử, không biết vợ con anh tủi hổ vì thua chị kém em?”
Nghe vợ nói, người chồng cảm thấy hổ thẹn, quyết chí làm một phòng đọc sách ở phía nam hồ, một mình khổ công luyện sách. Người vợ hàng ngày từ nhà đi qua cầu mang cơm đến phòng đọc sách cho chồng. Dần dần, việc học hành của người chồng càng tấn tới nhưng chàng lại ngày càng ốm yếu.
Người vợ thấy vậy rất đau lòng, nghĩ cách bồi bổ cho chồng. Một hôm, chị mổ gà làm canh, thái thịt, chuẩn bị bún, chuẩn bị đưa bữa sáng cho chồng. Đứa con thơ dại nghịch cho thịt vào bát canh, người vợ trách đứa con nghịch dại, lập tức vớt miếng thịt lên, nhìn thấy miếng thịt chín, ăn thử thấy mùi vị rất thơm ngon, rất thích. Chị liền cho ấm nước , thịt và bún vào làn đem đến phòng đọc sách cho chồng. Vì vất vả quá độ nên người vợ bị ngất trên chiếc cầu ở.
Người chồng nghe thấy liền chạy đến, khi gặp thì vợ đã tỉnh lại, mì và canh đều còn nguyên như mới, trên mặt bát canh sóng một lớp mỡ phủ , nước canh bị nguội, tay che ấm nước đun, hơi nước làm bỏng tay, cảm thấy rất lạ, rồi hỏi kỹ càng cách làm từ lúc bắt đầu đến kết thúc, người vợ kể lại rõ ràng từng việc. Sau đó rất lâu, người chồng nói rõ, món ăn này gọi là bún qua cầu. Người chồng nhờ sự chuyên tâm chăm sóc của người vợ nên đã đỗ được cử nhân, việc này được quần chúng truyền miệng thành một giai thoại.
Từ đó, bún qua cầu được truyền đi thành món ăn nổi tiếng của Vân Nam.
Đầu tiên người ta bưng đến cho bạn một chiếc đĩa lớn trong xếp những chiếc đĩa nhỏ xinh đựng vài miếng thịt gà, vài lát thịt lợn còn tươi … và một chút rau, hành, một chút nấm đặc sản của Vân Nam. Tất cả được bầy thành hình tròn trông như một bông hoa đang nở với nhuỵ hoa là một quả trứng vàng ươm. Kèm theo một bát mì nguội (xem hình) được chế ra từ bột gạo và đặc biệt là sợi mỳ rất to, trông giống sợi bún ta nhưng to hơn.
Khi bắt đầu ăn, một bát tô canh nóng hổi với lớp mỡ gà béo ngậy được bưng đến cho thực khách Món ăn này được thưởng thức theo một thứ tự nghiêm ngặt. Trước tiên bạn phải thả vào bát quả trứng, dừng một chút, sau đó lần lượt sẽ là thịt, rau, nấm và sau cùng sẽ là mỳ. Sau khi trộn trộn bằng đũa vài nhát thì có thể từ từ thưởng thức, nhớ đừng vội húp, dễ bỏng vì nước bún nóng hổi mỡ … Trình tự ăn rối rắm này cũng là một cách tạo ấn tượng với du khách.
Sưu tầm trên mạng