Dựa trên nghiên cứu trước đây, Julio D’Arcy, chuyên gia ở Khoa hóa học của WUSL và cộng sự sử dụng một lớp phủ nhựa đặc biệt gọi là PEDOT để chuyển gạch nung thành vật lưu trữ năng lượng. Sau khi phủ PEDOT, viên gạch hoạt động như chất bán dẫn. “Về cơ bản, chúng tôi biến đổi một vật liệu xây dựng cứng và trở thành chất bán dẫn”, D’Arcy nói.
Bằng cách nối hai viên gạch đã biến đổi với nhau, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra thiết bị trữ điện, theo kết quả công bố hôm 11/8 trên tạp chí Nature Communications. Trong bài báo, nhóm nghiên cứu mô tả cách sử dụng công nghệ này để thắp sáng trực tiếp bóng đèn LED. Họ nhận định cả bức tường xây bằng loại gạch thông minh mới có thể chứa lượng điện lớn, đủ để cung cấp cho nhiều thiết bị điện tử.
“Công nghệ có tiềm
năng biến đổi những bức tường trong nhà thành thiết bị trữ điện hữu dụng”, D’Arcy nói. “Đây cũng là chức năng mới của một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Họ cần tạo ra những viên gạch đủ khả năng lưu trữ nhiều năng lượng hơn để công nghệ trở nên khả thi về mặt thương mại. Hiện nay, gạch PEDOT có mật độ năng lượng thấp hơn hai lần so với pin lithium-ion, loại pin sạc nhiều lần phổ biến ở các thiết bị điện tử di động.
theo foxs.vn