SỬ DỤNG PAYPAL TRONG THANH TOÁN

BUSINESS

SỬ DỤNG PAYPAL TRONG THANH TOÁN

11
1.2k
2020 / 05 / 31

Paypal là một trong các cổng thanh toán trung gian uy tín nhất trên môi trường internet. Để có thể mua sắm thanh toán bằng paypal, bạn cần phải tạo một tài khoản paypal và tiến hành khai báo các thông tin cần thiết.

Tài khoản Paypal của bạn phải được kết nối đến thẻ tín dụng (Visa Credit) hoặc thẻ ghi nợ (Visa Debit) của ngân hàng mà bạn chỉ định. Như vậy, bên cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ trực tiếp khấu trừ số tiền cần thanh toán trên tài khoản ngân hàng của bạn thông qua Paypal khi bạn chỉ định phương thức thanh toán bằng paypal khi mua sắm.

 

1. Những ưu điểm thanh toán qua Paypal

1.1 An toàn hơn khi thanh toán qua Paypal

Ưu điểm đầu tiên chúng ta có thể nhắc tới là độ an toàn cao khi thanh toán online. Bạn chị cần khai báo thông tin thẻ tín dụng duy nhất với Paypal và dùng paypal để thanh toán cho tất cả các bên chấp nhận thanh toán paypal. Lúc này, bạn không cần phải khai báo thông tin thẻ tín dụng cho các bên bán hàng khi mua sắm. Giúp giảm thiểu tối đa rủi ro khi thông tin thẻ của bạn không được bảo mật tuyệt đối.

Nếu bạn không chắc chắn rằng, thông tin thẻ tín dụng của bạn có thực sự được bảo vệ với nơi mà bạn khai báo để nhận sản phẩm dịch vụ hay không. Như vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên sử dụng dịch vụ thanh toán trung gian như Paypal để đảm bảo không bị lộ thông tin thẻ tín dụng khi thanh toán trên các nền tảng khác nhau.

Vì sự an toàn của bạn, đừng bao giờ tùy tiện khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình trên bất kỳ nền tảng nào yêu cầu bạn nhập thông tin thẻ để nhận sản phẩm, dịch vụ.

1.2 Không cần nạp tiền vào Paypal để có thể thanh toán

Ưu điểm tiếp theo là Paypal cho phép bạn thanh toán với số dư 0 đồng trên tài khoản Paypal. Họ không bắt buộc bạn phải nạp tiền vào Paypal để có thể mua sắm. Chỉ cần duy nhất 1 thẻ tín dụng ngân hàng hợp lệ và kết nối vào Paypal, lúc này bạn có thể tha hồ mua sắm trên các nền tảng khác nhau thông qua Paypal trong hạn mức cho phép của thẻ tín dụng mà bạn đang sở hữu.

1.3 Tài khoản cá nhân

Nếu bạn chủ yếu cần mua hàng và gửi thanh toán cho gia đình và bạn bè, thì tài khoản cá nhân có thể là lựa chọn phù hợp với bạn. Với tài khoản cá nhân, bạn có thể thực hiện những việc như:

  • Mua hàng hóa và dịch vụ.
  • Gửi và yêu cầu thanh toán từ bạn bè và gia đình.

Bạn cũng có thể sử dụng tài khoản cá nhân để nhận thanh toán cho việc bán hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên, nếu định sử dụng tài khoản PayPal chủ yếu để bán hàng thì bạn nên cân nhắc sử dụng tài khoản doanh nghiệp. Bạn có thể thay đổi tài khoản PayPal của mình từ tài khoản cá nhân sang tài khoản doanh nghiệp nếu trường hợp sử dụng thay đổi.

1.4 Tài khoản doanh nghiệp

Paypal khuyến nghị các cá nhân và tổ chức chủ yếu sử dụng PayPal để bán hàng hóa hoặc dịch vụ nên sử dụng tài khoản doanh nghiệp, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không được đăng ký thành lập. Với tài khoản doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện những việc như:

  • Sử dụng tên công ty hoặc tên doanh nghiệp làm tên trên tài khoản PayPal của bạn.
  • Cho phép nhân viên sử dụng một số tính năng của tài khoản PayPal của bạn.
  • Đăng ký các sản phẩm PayPal đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

Tài khoản doanh nghiệp có thể phải chịu các khoản phí khác với các khoản phí có thể áp dụng cho tài khoản cá nhân.

 

 

1.5 Giữ lại số dư

Mọi số dư PayPal bạn có đều thể hiện khiếu nại không bảo đảm đối với PayPal. PayPal gộp số dư của bạn với số dư của người dùng khác và đầu tư các khoản tiền này vào các khoản đầu tư ngắn hạn. Các khoản tiền gộp này được tách biệt với các khoản tiền công ty của PayPal, và PayPal sẽ không sử dụng các khoản tiền này cho các chi phí hoạt động hoặc bất kỳ mục đích công ty nào khác cũng như sẽ không tự ý cung cấp các khoản tiền này cho chủ nợ của mình trong trường hợp phá sản. Bạn sẽ không nhận được lãi hoặc các khoản thu khác có được từ số tiền trong số dư của bạn.

1.6 Nạp tiền vào số dư của bạn

Bạn có thể sử dụng các phương thức thanh toán được liên kết với tài khoản PayPal của bạn để thanh toán cho các giao dịch bạn thực hiện bằng tài khoản PayPal. Bạn không cần số dư PayPal để mua hàng hoặc gửi thanh toán. Bạn có thể thêm tiền vào tài khoản PayPal của bạn từ tài khoản ngân hàng được liên kết với tài khoản PayPal bằng cách yêu cầu chuyển khoản điện tử đến tài khoản PayPal. Số tiền chuyển khoản sẽ được giữ dưới dạng số dư trong tài khoản PayPal của bạn. Không thể dùng thẻ tín dụng để nạp tiền vào số dư PayPal của bạn.

1.7 Rút tiền từ số dư của bạn

Nếu bạn có số dư PayPal, hãy đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn để xem các tùy chọn rút tiền nào khả dụng tại quốc gia/khu vực của bạn:

  • chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng được liên kết với tài khoản PayPal của bạn; hoặc
  • chuyển khoản vào thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, nếu có; hoặc
  • yêu cầu cấp séc qua thư, nếu có.

Tùy thuộc vào quốc gia/khu vực mà bạn đăng ký lập tài khoản, bạn có thể rút tiền thông qua nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ ba. Vui lòng xem các điều khoản của bên thứ ba đó để biết thông tin về việc quy đổi tiền tệ.

1.8 Lưu giữ nhiều đơn vị tiền tệ

Số dư PayPal của bạn có thể được lưu giữ bằng bất kỳ loại tiền tệ nào được PayPal hỗ trợ và bạn có thể có số dư đồng thời bằng nhiều loại tiền tệ.

Nếu có số dư trong tài khoản PayPal của mình:

  • Paypal có thể cho phép bạn quy đổi số dư này sang đơn vị tiền tệ khác. Nếu bạn quy đổi số dư trong tài khoản, tỷ giá hối đoái giao dịch của PayPal (bao gồm cả phí quy đổi tiền tệ) sẽ được áp dụng. Paypal có thể áp dụng các hạn mức đối với số dư mà bạn có thể quy đổi hoặc số lần quy đổi mà bạn có thể thực hiện.
  • Bạn chỉ có thể rút số dư bằng đơn vị tiền tệ mở của tài khoản hoặc đơn vị tiền tệ khác mà PayPal hỗ trợ rút tiền tại quốc gia/khu vực bạn đã đăng ký. Để rút số dư trong tài khoản của bạn được duy trì bằng đơn vị tiền tệ khác, bạn sẽ phải quy đổi tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ mở của tài khoản hoặc số tiền đó sẽ được quy đổi cho bạn tại thời điểm rút tiền. Tỷ giá hối đoái giao dịch của PayPal, bao gồm phí quy đổi tiền tệ  được sử dụng.

Không được quản lý hoặc quy đổi tiền tệ cho mục đích giao dịch đầu cơ, kinh doanh chênh lệch, quyền chọn chuyển đổi hoặc bất kỳ hoạt động nào khác, theo xác định của PayPal, chủ yếu nhằm mục đích kiếm lời hoặc kiếm tiền dựa trên tỷ giá quy đổi tiền tệ. PayPal có thể tạm giữ, hủy hoặc đảo ngược mọi giao dịch mà chúng tôi xác định vi phạm chính sách này.

 

 

2. Lưu ý thanh toán qua Paypal

2.1 Gửi thanh toán

Ở một số quốc gia/khu vực, bạn có thể gửi tiền cho bạn bè hoặc thành viên gia đình từ tài khoản PayPal bằng cách sử dụng tính năng gửi thanh toán trong tài khoản PayPal của bạn (đôi khi được gọi là thanh toán cá nhân hoặc thanh toán ngang hàng/P2P). Truy cập danh sách các Dịch vụ hiện có của chúng tôi theo danh sách quốc gia/khu vực cư trú để xem dịch vụ nào có tại quốc gia/khu vực cư trú của bạn hoặc đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn.

Bạn có thể gửi tiền cho bạn bè hoặc thành viên gia đình ngay cả khi họ không có tài khoản PayPal tại thời điểm bạn gửi tiền, bằng cách sử dụng địa chỉ email hoặc số điện thoại di động của họ, với bất kỳ loại tiền nào PayPal hỗ trợ và bạn có thể chọn phương thức thanh toán nào bạn muốn. Nếu người mà bạn gửi tiền không có tài khoản PayPal thì họ có thể xác nhận quyền sở hữu bằng cách mở một tài khoản PayPal. Nếu họ không xác nhận quyền sở hữu, thì khoản tiền đó sẽ được hoàn lại cho bạn. Việc nhận tiền từ bạn bè hoặc thành viên gia đình được mô tả trong phần Nhận tiền.

Khi bạn gửi tiền cho bạn bè hoặc thành viên gia đình, một trong ba khả năng có thể xảy ra: họ có thể chấp nhận, từ chối hoặc không xác nhận quyền sở hữu khoản tiền. Nếu họ từ chối nhận tiền hoặc không xác nhận quyền sở hữu trong vòng 30 ngày kể từ ngày gửi, tiền (bao gồm bất kỳ khoản phí nào được tính cho bạn) sẽ được hoàn lại vào:

  • Phương thức thanh toán ban đầu mà bạn đã sử dụng để giao dịch, nếu bạn đã sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc PayPal Credit làm phương thức thanh toán, hoặc
  • Số dư PayPal của bạn, nếu bạn sử dụng số dư PayPal làm phương thức thanh toán hoặc tài khoản ngân hàng làm phương thức thanh toán, Paypal không thể hoàn tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn.

2.2 Nhận thanh toán

Nếu bạn bè hoặc thành viên gia đình gửi tiền cho bạn, số tiền này sẽ xuất hiện trong số dư PayPal của bạn. Để nhận tiền bằng đơn vị tiền tệ mà tài khoản của bạn hiện chưa được đặt cấu hình để tiếp nhận, thì có thể bạn sẽ cần phải tạo số dư bằng đơn vị tiền đó hoặc quy đổi tiền sang một đơn vị tiền tệ khác. Một số đơn vị tiền tệ chỉ có thể nhận bằng cách quy đổi số dư sang một đơn vị tiền tệ khác mà PayPal cho phép bạn giữ lại. Nếu số dư được quy đổi, tỷ giá hối đoái giao dịch của PayPal (bao gồm phí quy đổi tiền tệ của Paypal) được áp dụng.

2.3 Cách mua hàng

Bạn có thể mua hàng từ người bán chấp nhận PayPal, bằng bất kỳ loại tiền nào mà người bán chấp nhận và PayPal hỗ trợ, bằng cách sử dụng số tiền trong số dư PayPal của bạn hoặc sử dụng bất kỳ phương thức thanh toán nào được liên kết với tài khoản PayPal của bạn, ví dụ:

  • Mua hàng tại trang web của nhà bán lẻ trực tuyến và chọn PayPal làm phương thức thanh toán khi thanh toán.
  • Gửi tiền thanh toán cho các hàng hóa hoặc dịch vụ đến người bán.
  • Sử dụng tài khoản PayPal của bạn để mua hàng tại cửa hàng thực của người bán.

Nếu bạn đang mua hàng hóa hoặc dịch vụ của người bán và người bán đó chưa có tài khoản PayPal thì họ có thể xác nhận khoản thanh toán của bạn bằng cách mở tài khoản PayPal. Nếu người bán không mở tài khoản PayPal trong vòng 30 ngày, thì giao dịch mua của bạn sẽ được hoàn tiền.

Để quản lý rủi ro, PayPal có thể đặt hạn mức cho các phương thức thanh toán có sẵn cho một giao dịch khi bạn mua hàng. Ngoài ra, các phương thức thanh toán có thể bị giới hạn cho một số người bán nhất định hoặc nếu bạn thực hiện thanh toán PayPal thông qua một số trang web hoặc ứng dụng của bên thứ ba, ví dụ:

  • American Express có thể không có sẵn dưới dạng một phương thức thanh toán cho một số người bán, chẳng hạn như các nhãn hàng không có thương hiệu và một số người bán dịch vụ du lịch nhất định;
  • Bạn có thể không thể sử dụng một số thẻ tín dụng làm phương thức thanh toán cho một số người bán nhất định, chẳng hạn như người bán trong ngành cờ bạc; và
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng để gửi các khoản thanh toán cá nhân, hoặc để nạp tiền vào số dư PayPal

Khi bạn ủy quyền thanh toán cho người bán chấp nhận PayPal, một số người bán có thể mất tới 30 ngày để hoàn tất giao dịch. Trong những trường hợp này, thanh toán của bạn có thể xuất hiện dưới dạng đơn hàng đang chờ xử lý trong tài khoản PayPal của bạn. Trong trường hợp đó, ủy quyền thanh toán của bạn sẽ vẫn còn hiệu lực cho đến khi người bán hoàn tất giao dịch (nhưng không quá 30 ngày). Nếu bạn sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng làm phương thức thanh toán, tổ chức phát hành thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của bạn cũng có thể hiển thị ủy quyền đang chờ xử lý trong một khoảng thời gian cho đến khi họ giải ngân khoản tạm giữ hoặc nhận giao dịch đã hoàn tất.

Nếu khoản thanh toán của bạn yêu cầu chúng tôi quy đổi tiền tệ, tỷ giá hối đoái giao dịch sẽ được xác định và áp dụng như được mô tả trong phần Cách quy đổi tiền tệ và sẽ được xác định tại thời điểm xử lý thanh toán.

2.4 Hoàn tiền

Thông thường Paypal sẽ hoàn lại khoản thanh về phương thức thanh toán ban đầu cho giao dịch nếu bạn dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc số dư PayPal. Nếu bạn sử dụng tài khoản ngân hàng làm phương thức thanh toán cho giao dịch, Paypal sẽ hoàn lại thanh toán về tài khoản ngân hàng của bạn hoặc số dư PayPal của bạn nếu không thể hoàn về tài khoản ngân hàng. Đối với các giao dịch mua hàng tại địa điểm cửa hàng của người bán, bạn đã thanh toán bằng tài khoản PayPal của mình và giao dịch này cuối cùng được hoàn lại, thì khoản thanh toán đó sẽ được hoàn lại vào số dư PayPal của bạn.

Các khoản thanh toán sẽ được hoàn lại bằng loại đơn vị tiền tệ bạn đã thanh toán, hoặc nếu Paypal không thể hoàn tiền bằng đơn vị tiền tệ bạn đã thanh toán thì sẽ bằng đơn vị tiền tệ chính của bạn.

2.5 Thanh toán tự động

Bạn có thể chọn phương thức thanh toán cho các giao dịch mua trong tương lai với một người bán cụ thể tại thời điểm tạo thỏa thuận hoặc trong cài đặt tài khoản của bạn. Ví dụ: bạn có thể hướng dẫn dịch vụ đăng ký phim hàng tháng của bạn để luôn tính vào thẻ tín dụng cho chi phí hàng tháng.

Nếu phương thức thanh toán bạn đã chọn không khả dụng (ví dụ: thẻ tín dụng đã hết hạn), thì một thỏa thuận cụ thể với người bán không tính đến khả năng chỉ định phương thức thanh toán, hoặc nếu bạn chưa chỉ định phương thức thanh toán cho các giao dịch trong tương lai với người bán thì phương thức thanh toán được sử dụng sẽ theo thứ tự sau đây, nếu có: 1. số dư; 2. tài khoản ngân hàng (chuyển khoản tức thời); 3. thẻ ghi nợ đồng thương hiệu của PayPal; 4. thẻ tín dụng đồng thương hiệu của PayPal; 5. thẻ ghi nợ; 6. thẻ tín dụng; và 7. séc điện tử.

Bạn có thể hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận nào trong thiết đặt tài khoản của bạn.

2.6 Bảo vệ người mua PayPal

Bạn có thể được yêu cầu trả lại hàng cho người bán hoặc bên khác mà Paypal chỉ định như một phần trong việc giải quyết khiếu nại của bạn. Theo chương trình Bảo vệ người mua của PayPal, bạn không được bồi hoàn chi phí vận chuyển hàng hoàn mà bạn có thể phải chịu.

Chương trình Bảo vệ người mua của PayPal có thể áp dụng khi bạn gặp phải các vấn đề cụ thể với giao dịch:

  • Bạn không nhận được hàng từ người bán (được gọi là khiếu nại “Không nhận được hàng”), hoặc
  • Bạn đã nhận được hàng, nhưng hàng đó không phải là những gì bạn đã đặt mua (được gọi là khiếu nại “Không hề giống như mô tả”).

Nếu bạn cho rằng có giao dịch được thực hiện thông qua tài khoản PayPal của bạn mà không được bạn cho phép, thì loại khiếu nại này khác với chương trình Bảo vệ người mua và được mô tả trong phần Trách nhiệm pháp lý đối với giao dịch trái phép.

2.7 Khiếu nại Không nhận được hàng

Khiếu nại của bạn sẽ không đủ điều kiện để được hoàn tiền theo chương trình Bảo vệ người mua của PayPal cho một khiếu nại Không nhận được hàng nếu:

  • Bạn trực tiếp gom hàng, hoặc bố trí người khác gom hàng hộ, kể cả khi bạn sử dụng PayPal tại địa điểm cửa hàng của người bán, hoặc

Nếu người bán cung cấp đủ bằng chứng rằng họ đã giao hàng đến địa chỉ của bạn, PayPal sẽ đứng về phía người bán để giải quyết khiếu nại Không nhận được hàng (INR), ngay cả khi bạn khiếu nại là bạn thực sự không nhận được hàng.

2.8 Khiếu nại đối với hàng hóa Không hề giống như mô tả

Một hàng hóa có thể được coi là Không hề giống như mô tả nếu:

  • Hàng hóa đó khác đáng kể so với mô tả của người bán.
  • Bạn nhận được một món hàng khác hoàn toàn.
  • Tình trạng hàng hóa đã bị mô tả sai. Ví dụ: hàng hóa được mô tả là “mới” nhưng thực tế đã qua sử dụng.
  • Hàng hóa đã được quảng cáo là hàng chính hãng nhưng thật ra không phải như vậy (tức là hàng giả).
  • Hàng hóa bị thiếu các bộ phận hoặc tính năng chính và các dữ kiện này không được cung cấp trong phần mô tả hàng hóa khi bạn mua hàng.
  • Bạn đã mua một số hàng hóa cụ thể nhưng đã không nhận đủ tất cả.
  • Hàng hóa bị hư hỏng nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển.
  • Hàng hóa không sử dụng được ở tiểu bang đã nhận trong khi điều này lại không được công bố.

Một hàng hóa không được coi là Không hề giống như mô tả nếu:

  • Hàng hóa đó giống với mô tả của người bán.
  • Khiếm khuyết của hàng hóa đã được người bán mô tả chính xác trong phần mô tả hàng hóa.
  • Hàng hóa đã được mô tả đúng nhưng bạn không còn muốn nó sau khi đã nhận được hàng.
  • Hàng hóa được mô tả đúng nhưng không đáp ứng mong đợi của bạn.
  • Hàng hóa có các vết trầy xước nhỏ và được mô tả là “đã qua sử dụng”.

2.9 Các mặt hàng và giao dịch không đủ điều kiện theo chương trình Bảo vệ người mua của PayPal

Các khoản thanh toán cho những thứ sau là không hợp lệ để hoàn trả theo chính sách Bảo vệ người mua của PayPal:

  • Bất động sản, bao gồm cả nhà ở.
  • Sản phẩm tài chính hoặc các khoản đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Doanh nghiệp (khi bạn mua hoặc đầu tư vào tất cả hoặc một phần doanh nghiệp).
  • Phương tiện đi lại, bao gồm, nhưng không giới hạn ở xe cơ giới, xe máy, xe dã ngoại, máy bay và thuyền.
  • Khiếu nại Không hề giống như mô tả đối với các mặt hàng đặt làm riêng toàn bộ hoặc một phần hoặc mặt hàng đã mua từ danh mục được phân loại và nhận trực tiếp.
  • Khoản quyên góp gồm cả các khoản thanh toán trên nền tảng gọi vốn cộng đồng.
  • Các mặt hàng bị cấm theo Chính sách sử dụng PayPal được chấp nhận.
  • Đối với khiếu nại Không nhận được hàng, các mặt hàng mà bạn đã gom trực tiếp hoặc thu xếp nhờ người khác gom hộ, bao gồm cả các mặt hàng đã mua tại địa chỉ cửa hàng của người bán.
  • Máy móc công nghiệp sử dụng trong sản xuất.
  • Bất cứ mặt hàng nào được mua được từ cơ quan chính phủ hoặc khoản tiền trả cho cơ quan chính phủ.
  • Các mặt hàng có giá trị lưu trữ như thẻ quà tặng và thẻ trả trước.
  • Đánh bạc, chơi game và/hoặc các hoạt động khác có phí vào cửa và giải thưởng.
  • Thanh toán cá nhân.
  • Các khoản thanh toán gửi bằng PayPal đến dịch vụ thanh toán hóa đơn bất kỳ.
  • Các khoản thanh toán được thực hiện bằng tính năng Thanh toán hàng loạt và Xuất chi của PayPal hoặc giao dịch thanh toán của khách (tức là không được gửi bằng tài khoản PayPal của bạn).
  • Các giao dịch gửi thanh toán trong đó người gửi trả phí giao dịch PayPal.

2.10 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến

Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề liên quan đến giao dịch trực tiếp với người bán, bạn phải tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến thông qua Trung tâm giải quyết tranh chấp để theo đuổi khiếu nại theo chương trình Bảo vệ người mua của chúng tôi. Bạn cũng có thể nộp đơn khiếu nại (Bước 2 dưới đây) bằng cách gọi cho chúng tôi và trao đổi với nhân viên. Bạn phải thực hiện theo các bước được mô tả bên dưới, nếu không, khiếu nại của bạn có thể bị từ chối:

Bước 1: Mở tranh chấp trong vòng 180 ngày kể từ ngày bạn thực hiện thanh toán. Điều này có thể cho phép bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện trực tiếp với người bán về vấn đề của bạn với giao dịch có thể giúp giải quyết tranh chấp. Nếu bạn không thể giải quyết tranh chấp trực tiếp với người bán, hãy chuyển sang Bước 2. Chúng tôi sẽ giữ lại tất cả các khoản tiền liên quan đến giao dịch trong tài khoản PayPal của người bán cho đến khi tranh chấp được giải quyết hoặc đóng.

Bước 2: Chuyển tranh chấp thành yêu cầu hoàn trả trong vòng 20 ngày sau khi mở tranh chấp, nếu bạn và người bán không thể đi đến thỏa thuận hoặc chúng tôi sẽ tự động đóng tranh chấp. Bạn có thể chuyển tranh chấp thành yêu cầu hoàn trả qua Trung tâm giải quyết tranh chấp. Lúc này, người bán hoặc PayPal cũng có thể chuyển tranh chấp thành khiếu nại. Nếu bạn đang khiếu nại Không nhận được hàng, PayPal có thể yêu cầu bạn chờ ít nhất 7 ngày kể từ ngày giao dịch để báo cáo tranh chấp.

Bước 3: Phản hồi các yêu cầu của PayPal về giấy tờ hoặc thông tin khác sau khi bạn, người bán hoặc PayPal chuyển tranh chấp thành yêu cầu hoàn trả. PayPal có thể yêu cầu bạn cung cấp biên lai, đánh giá của bên thứ ba, báo cáo của cảnh sát hoặc các tài liệu khác mà PayPal chỉ định. Bạn phải phản hồi các yêu cầu này một cách kịp thời theo yêu cầu trong thư tín trao đổi giữa bạn và chúng tôi.

Bước 4: Tuân thủ các yêu cầu gửi hàng của PayPal một cách kịp thời, nếu bạn nộp đơn khiếu nại Không hề giống như mô tả. PayPal có thể yêu cầu bạn, bằng chi phí của bạn, gửi hàng lại cho người bán, cho PayPal hoặc cho bên thứ ba (sẽ được PayPal chỉ định) và cung cấp bằng chứng giao hàng.

2.11 Bằng chứng giao hàng

Đối với các giao dịch có tổng giá trị dưới 750 USD (hoặc ngưỡng tương đương ở các đơn vị ngoại tệ trong bảng bên dưới), xác nhận có thể xem trực tuyến và bao gồm địa chỉ giao hàng thể hiện tối thiểu là thành phố/hoặc mã bưu chính, ngày giao hàng và danh tính của công ty vận chuyển mà bạn đã sử dụng.

Đối với các giao dịch có tổng giá trị từ 750 USD trở lên (hoặc ngưỡng tương đương ở các đơn vị ngoại tệ khác trong bảng bên dưới), bạn cũng phải nhận được xác nhận bằng chữ ký khi giao hàng (trừ trường hợp người mua đã đăng ký tài khoản PayPal ở: Albania, Andorra, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Iceland, Israel hoặc Ukraina, khi đó yêu cầu này sẽ không được áp dụng).

Các ngưỡng xác nhận bằng chữ ký
Loại tiền Giá trị giao dịch Loại tiền Giá trị giao dịch
Đô la Úc: 850 AUD Đô la New Zealand: 950 NZD
Real Brazil: 1.750 BRL Krone Na Uy: 4.600 NOK
Đô la Canada: 850 CAD Peso Philippine: 34.000 PHP
Koruna Séc: 15.000 CZK Zloty Ba Lan: 2.300 PLN
Krone Đan Mạch: 4.100 DKK Rúp Nga: 48.000 RUB
Euro: 550 EUR Đô la Singapore: 950 SGD
Đô la Hồng Kông: 6.000 HKD Krona Thụy Điển: 4.950 SEK
Forint Hungary: 170.000 HUF Franc Thụy sĩ: 700 CHF
Shekel Israel: 2.700 ILS Tân Đài Tệ: 23.000 TWD
Yên Nhật: 77.000 JPY Baht Thái: 24.500 THB
Ringgit Malaysia: 3.100 MYR Bảng Anh: 450 GBP
Peso Mexico: 10.000 MXN Đô la Mỹ: 250 USD

Bước 5: PayPal sẽ tự mình đưa ra quyết định cuối cùng (gồm cả việc tự động đóng mọi tranh chấp hoặc khiếu nại), dựa trên các yêu cầu về phạm vi và tính đủ điều kiện nêu ở trên, thông tin bổ sung bất kỳ nào được cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp trực tuyến hoặc bất kỳ thông tin nào khác mà PayPal cho là có liên quan trong các trường hợp đó.

Bạn không được đệ trình tranh chấp/khiếu nại theo chính sách Bảo vệ người mua của PayPal nếu bạn đã nộp đơn khiếu nại với người bán hoặc bên thứ ba khác (trừ eBay).

 

3. Hủy thanh toán bằng Paypal tự động

Sẽ có những khoản thanh toán qua paypal bạn bị trừ tiền tự động định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm, tùy vào sản phẩm dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Ví dụ như bạn mua hosting, mua tên miền, mua phí thành viên VIP, mua hệ thống email marketing … và chỉ định thanh toán qua paypal. Lúc này, khi đến chu kỳ thanh toán, bên cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ trừ tiền của bạn thông qua Paypal.

Tuy nhiên, có những khoản thanh toán tự động qua Paypal không mong muốn mà bạn cứ liên tục bị trừ tiền. Thì dưới đây chính là cách giúp bạn hủy ngay các thanh toán bằng Paypal tự động mà bạn không hề mong muốn.

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Paypal và kiểm tra các khoản thanh toán tự động

Ngay tại trang chủ, click chọn menu: “Summary

Các khoản thanh toán tự động sẽ được hiển thị với mô tả: “Automatic payment“. Nhấp chọn vào khoản thanh toán có dòng mô tả automatic payment.

Bước 2: Chọn Manage …. Payments

Trong ví dụ trên là “Manage eBusiness4us Payments“. Trung gian thanh toán là eBusiness4us, tùy sản phẩm dịch vụ bạn sử dụng, tên này sẽ hiển thị khác.

Bước 3: chọn “Show active” hiển thị các khoản đang phải thanh toán

Các khoản thanh toán tự động mà bạn đang bị trừ tiền sẽ được hiển thị tại vị trí này.

Bước 4: Chọn khoản thanh toán và “Cancel“

Nhập chọn từng khoản thanh toán và kiểm tra tình trạng ACTIVE. Nhấp chọn nút “Cancel” kế bên để tiến hành hủy thanh toán tự động.

Bước 5: Cancel automatic payments

Hủy thanh toán Paypal

Hủy thanh toán Paypal _ lemon7.me

 

Chọn hủy thanh toán tự động bằng cách nhấp chọn nút “Cancel automatic Payments

 

Xác nhận hủy thanh toán

Xác nhận hủy thanh toán _ lemon7.me

 

Chọn “Done” để xác nhận việc hủy thanh toán tự động.

Bước 6: Kiểm tra tình trạng INACTIVE

Sau khi xác nhận hủy thanh toán tự động, tình trạng thanh toán của bạn sẽ trở về: INACTIVE. Lúc này bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng Paypal sẽ không cố gắng trừ tiền của bạn khi đến chu kỳ cho các khoản thanh toán mà bạn không hề mong muốn nữa.

 

Nguồn tham khảo : https://www.paypal.com/vn/   ;   https://finclub.vn/

https://wpcanban.com/kiem-tien-onlinel

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected !!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x